Nội dung bài viết
Trong mùa khai trường của năm 2013, có 11 trường tiểu học ở Hà Lan trở thành “trường Steve Jobs”, nơi mà mỗi học sinh dùng một iPad để học. Học sinh có thể tự chọn môn học mà mình quan tâm và học trên iPad với sự hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh.
Trường Steve Jobs không chấm điểm, không xếp hạng học sinh. Giáo viên và phụ huynh cùng theo dõi qua mạng mọi hoạt động của học sinh trên iPad, theo dõi từng bước tiến bộ của học sinh, theo dõi những kỹ năng mà học sinh đạt được. Trường Steve Jobs không có năm học, học sinh có thể lên lớp bất cứ lúc nào nếu có được kiến thức và kỹ năng cần thiết. Các hoạt động không dùng iPad (tập viết, tập vẽ, thủ công, làm vườn, trò chơi vận động,…) được bố trí xen kẽ giờ học trên iPad. Trên iPad, học sinh trong hệ thống trường Steve Jobs có thể gặp mặt và trò chuyện với nhau khi thực hiện các dự án nhóm.
Trường Steve Jobs có một loạt phần mềm chuyên dụng để thực hiện việc quản trị. Trong năm 2014, Hà Lan có thêm 10 trường Steve Jobs mới.
Trong lời phát biểu nhân dịp thành lập các trường Steve Jobs đầu tiên, nhóm sáng lập trường thuộc Tổ chức O4NT (Onderwijs voor een Nieuwe Tijd – “Giáo dục cho thời đại mới”) nhấn mạnh quan điểm: phải thay đổi phương thức giáo dục khi đưa iPad vào trường học để phát triển năng lực riêng của từng học sinh, thay vì xem iPad là phương tiện trợ giúp cho phương thức giáo dục truyền thống. Theo O4NT, iPad giúp thực hiện ý tưởng “cá thể hóa giáo dục” mà phương thức giáo dục cũ không thể đạt tới.
Phương thức giáo dục của các trường Steve Jobs ở Hà Lan bắt đầu được nhiều nước Châu Âu chú ý, dù đòi hỏi chi phí không nhỏ. Nhưng đối với xã hội Hà Lan, chi phí hoạt động của trường Steve Jobs có lẽ không phải là vấn đề lớn. Hơn 84% trẻ em Hà Lan có sẵn máy tính bảng ở nhà, 60% trẻ em có điện thoại thông minh riêng.
Có thể không tán đồng phương thức giáo dục của trường Steve Jobs, nhưng nhiều nước khác cũng thấy máy tính bảng có khả năng cải tiến hiệu quả giáo dục vì: (1) Gọn nhẹ, thuận tiện khi dùng trong lớp học, (2) Giá máy tính bảng thấp hơn hơn máy tính cá nhân, lại có thời lượng pin dài hơn (3) trẻ em thích cách thức giao tiếp tự nhiên với máy qua việc chạm tay vào màn hình và (4) trẻ em tự học cách dùng máy tính bảng rất nhanh, một cách độc lập, tự tin, thậm chí ở trước tuổi tiểu học.
Trong năm 2013, chính phủ Thái Lan của nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra đã dùng máy tính bảng để thực hiện cuộc cải cách giáo dục với quy mô chưa từng có trên thế giới, theo kế hoạch OTPC (One Tablet Per Child) của Bộ Giáo Dục Thái Lan (được thông qua ngày 7/6/2012): phát miễn phí máy tính bảng cho học sinh vào lớp 1 theo chương trình mới (khoảng 800.000 máy trong đợt đầu). Mục tiêu của kế hoạch OTPC là tăng tốc cải thiện nguồn nhân lực của Thái Lan trong thời đại mới, tăng sức cạnh tranh của Thái Lan trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Máy tính bảng được cung cấp cho học sinh lớp 1 của Thái Lan có màn hình 7 inch, dùng hệ điều hành Android, có sẵn nội dung sách giáo khoa của năm môn học (Toán, Khoa học, Xã hội, Tiếng Thái và Tiếng Anh), cùng với một số trò chơi (có cả Angry Birds). Những nội dung có tính tương tác trên máy được thiết kế bằng công cụ Adobe Flash, được tạo lập dưới dạng ứng dụng Adobe AIR và được chuyển đổi thành ứng dụng Android.
Sau khi theo dõi giai đoạn đầu triển khai kế hoạch OTPC cho học sinh lớp 1, Ratchada Viriyapong và Antony Harfield – hai giáo sư của Đại học Naresuan (thành phố Phitsanulok, Thái Lan) – ghi nhận bốn thách thức của kế hoạch OTPC.
Thách thức thứ nhất: Nội dung giáo dục trên máy tính bảng chưa tính đến sự khác biệt về trình độ, về văn hóa và về ngôn ngữ của học sinh tại những vùng khác nhau. Giáo viên tại nhiều vùng than phiền nội dung giáo dục trên máy tính bảng quá khó cho học sinh của mình, vốn còn đang tập đọc. Cho phép lựa chọn linh hoạt nội dung trên máy sao cho thích hợp với từng vùng là điều có thể làm nhưng sẽ mất nhiều thời gian.
Thách thức thứ hai: Về phần cứng, chất lượng nhiều máy không tốt: thời lượng pin ngắn, màn hình không rõ, có nút bấm mất tác dụng. Về phần mềm, nhiều giáo viên báo cáo rằng có những học sinh hoàn thành nhanh chóng khối lượng bài tập trên máy và… hết chuyện để làm. Máy không có đủ bài tập nâng cao. Ngoài ra, cách giao tiếp ở nhiều nội dung quá đơn điệu, chỉ xem và bấm để lật trang, khiến học sinh nhàm chán, mất tập trung. Viriyapong và Harfield đề nghị nội dung phải được thiết kế sao cho có sức thu hút tương tự… Angry Birds, cần tạo những lần lặp lại giúp học sinh cải thiện rõ ràng kỹ năng, kiến thức và cần tưởng thưởng ngay cho từng bước tiến bộ của học sinh. Đây cũng là loại hình công việc mất nhiều thời gian cho những người biên soạn nội dung.
Thách thức thứ ba: Mặc dù giáo viên đã được tập huấn để thích nghi với tình trạng mỗi học sinh dùng một máy tính bảng trong lớp, nhiều giáo viên không nhiệt tình với cách dạy mới, dễ dàng dẫn đến tình trạng giáo viên không kiểm soát được hoạt động của học sinh như trong lớp học truyền thống. Giáo viên nhiều khi bỏ mặc học sinh muốn làm gì trên máy thì làm! Viriyapong và Harfield đề nghị nội dung trên máy phải được thiết kế sao cho cả học sinh lẫn giáo viên đều thấy hứng thú và phải cung cấp phương tiện kỹ thuật để giáo viên theo dõi những việc mà từng học sinh đang làm trên máy.
Thách thức thứ tư: Viriyapong và Harfield cho rằng thách thức lớn nhất là kiểm tra và đo lường hiệu quả học tập. Điều này có liên quan đến thách thức thứ ba: giáo viên hiện không có phương tiện kỹ thuật để theo dõi hoạt động của từng học sinh và thu thập nhanh chóng điểm số của các bài tập. Thay vì ghi sổ điểm bằng tay, điểm số của học sinh cần được ghi nhận tự động, tức thời trên máy chủ, thuận tiện có việc quản trị, thống kê và phân tích dữ liệu. Muốn vậy, nhà trường phải có hạ tầng mạng không dây tốt, điều quá khó cho những trường ở nông thôn. Giải pháp dễ hơn là chỉnh sửa phần mềm để điểm số được giữ lại ngay trong máy và được thu thập tự động theo định kỳ, ở thời điểm thuận tiện.
Những thách thức của kế hoạch OTPC đều là vấn đề lớn, chưa kể đến vấn đề phụ nhưng cũng… không nhỏ: thay thế máy hỏng, cập nhật phần mềm và hệ điều hành,…
Dường như việc dùng máy tính bảng như phương tiện học tập chủ yếu chỉ phát huy tác dụng trong xã hội sống động, có nền giáo dục đa dạng, phóng khoáng. Việc “lắp ghép” máy tính bảng vào lớp học truyền thống thông qua kế hoạch đại trà có lẽ sẽ vấp phải các thách thức khó giải quyết, thậm chí dẫn đến phản ứng “thải ghép” máy tính bảng như một… dị vật.
NGỌC GIAO
Các câu hỏi về máy tính bảng otpc giá bao nhiêu
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê máy tính bảng otpc giá bao nhiêu hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết máy tính bảng otpc giá bao nhiêu ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết máy tính bảng otpc giá bao nhiêu Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết máy tính bảng otpc giá bao nhiêu rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về máy tính bảng otpc giá bao nhiêu
Các hình ảnh về máy tính bảng otpc giá bao nhiêu đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tham khảo thêm kiến thức về máy tính bảng otpc giá bao nhiêu tại WikiPedia
Bạn có thể tham khảo thông tin về máy tính bảng otpc giá bao nhiêu từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại???? Nguồn Tin tại: https://tkmvietnam.com.vn/
???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://tkmvietnam.com.vn/hoi-dap/